Huyện Con Cuông
Diện tích: 1744,51km2 Dân số: 66.100 người Mật độ dân số: 37,9 người/km2 Dân tộc: Kinh, Thái, Thổ và tộc người Đan Lai Tổ chức hành chính: Thị trấn Con Cuông và 12 xă |
|
Con Cuông là vùng đất của đồng bào các dân tộc ít người, có chi bộ Đảng đầu tiên của các dân tộc thiểu số trong cả nước từ cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Phía Tây giáp Lào, phía Bắc giáp huyện Tương Dương, Đông Nam giáp huyện Anh Sơn. Sông Lam là con sông lớn nhất chảy qua huyện dài 30km, chia huyện thành bên tả 6 xă , bên hữu 6 xă và một thị trấn. Giao thông trong huyện khá thuận tiện cả về đường sông và đường bộ , có quốc lộ 7 chạt qua huyện dài 30km. Trong chiến tranh người Pháp gọi con đường này là "Ch́a khoá Đông Dương". Trong tương lai huyện Con Cuông là một trọng điểm phát triển du lịch của Tỉnh với các loại h́nh du lịch sinh thái, nghiên cứu, du lịch làng nghề.
Di tích, danh thắng tiêu biểu: Vườn Quốc gia Pù Mát, tộc người Đan Lai, Sông Giăng, bia Thành Nam, thác Kèm.
Lễ hội chính: Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ, tổ chức vào ngày 14 -15 tháng 4 hàng năm.
Huyện Nghĩa Đàn
Diện tích: 737,67km2
Dân số: 188.500 người
Mật độ dân số: 255,6 người/km2
Dân tộc: Kinh, Thái, Thổ
Tổ chức hành chính: Thị trấn Thái Hoà và 31 xă
Là huyện miền núi phía Đông Bắc Nghệ An, phía Đông Bắc giáp Quỳnh Lưu, phía Tây giáp Quỳ Châu, phía Nam giáp Quỳ Hợp, là một huyện có diện tích lớn tỉnh Nghệ An. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc Thái và Thổ. Nghĩa Đàn là vùng đất cổ, thiên nhiên ưu đăi cho vùng đất màu mỡ với nhiều phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ. Chính v́ thế mà cách đây 2.000 năm, vùng đất này được người Việt cổ chọn làm nơi sinh sống và họ đă tạo nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Nơi đây có khi di chỉ khảo cổ Làng Vạc được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của người Việt cổ.
Di tích, danh thắng tiêu biểu: Di chỉ khảo cổ Làng Vạc.
Lễ hội chính: Lễ hội Làng Vạc xă Nghĩa Hoà, tổ chức ngày 7 - 9 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Huyện Quỳ Hợp
Diện tích: 941,73km2
Dân số: 119.200 người
Mật độ dân số: 126,7 người/km2
Dân tộc: Kinh, Thái, Thổ
Tổ chức hành chính: Thị trấn Quỳ Hợp và 20 xă
Là vùng rừng núi phía Tây Bắc Nghệ An, có nhiều núi cao trùng điệp trong hệ Trường Sơn hùng vĩ, phía Tây giáp huyện Quỳ Châu, Phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Nam giáp huyện Tương Dương. Các dân tộc Thái, Thổ sống tập trung chủ yếu ở vùng cao của huyện.
Di tích, danh thắng tiêu biểu: Hang Pọng, băi tập Lê Lợi, Làng Thái Cổ.
Huyện Quỳ Châu
Diện tích: 1073,80km2
Dân số: 51.900 người
Mật độ dân số: 48,4 người/km2
Dân tộc: Kinh, Thái
Tổ chức hành chính: Thị trấn Quỳ Châu và 11 xă
Là huyện miền núi phía Tây Bắc Nghệ An, giáp với các huyện Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Hợp, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá. Cư dân cư trú trên địa bàn chủ yếu là dân tộc Thái. Quỳ Châu có rất nhiều hang động do sự kiến tạo của các dăy núi đá vôi từ ngàn xưa để lại. Quỳ Châu có nhiều khu rừng phong phú, đa dạng về sinh học, lại có nhiều thác nước và hang động đẹp, có nhà bảo tàng văn hoá các dân tộc, rất phù hợp với tính chất của khu du lịch sinh thái - văn hoá, cùng với nhiều nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc của các làng dân tộc Thái.
Di tích, danh thắng tiêu biểu: Hang Bua, hang Thẩm Ồm, làng dân tộc Thái, thác Đũa...
Lế hội chính: Lễ hội Hang Bua xă Châu Tiến, tổ chức ngày 18 -19 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Huyện Quế Phong
Diện tích: 895,43km2
Dân số: 59.100 người
Mật độ dân số: 31,2 người/km2
Dân tộc: Kinh, Khơ Mú, Thái, H'Mông
Tổ chức hành chính: Thị trấn Kim Sơn và 12 xă |
|
Là huyện vùng núi nằm ở phía tây Bắc của tỉnh. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), Đông Bắc giáp huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hoá, phía Đông giáp huyện Quỳ Châu, phía Tây Nam giáp huyện Tương Dương. Dọc theo phía Tây Bắc của huyện có núi Pù Hoạt thuộc dăy Trường Sơn cao 2.452m.
Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán và bản sắc dân văn hoá riêng. Thiên nhiên đă ưu đăi cho huyện nhiều phong cảnh rất đẹp với nhiều thác nước hùng vĩ và huyền bí như thác Xao Va, thác Sao Đỏ.
Di tích, danh thắng tiêu biểu: Thác Xao Va
Huyện Tương Dương
Diện tích: 2806,36km2
Dân số: 74.600 người
Mật độ dân số: 25,9 người/km2
Dân tộc: Kinh, Thái, Khơ Mú, H'Mông, Ơ Đu
Tổ chức hành chính: Thị trấn Hoà B́nh và 20 xă
Xưa đời Trần họi là Châu Mật, đời Minh gọi là Châu Trà Long sau lại đổi là Trà Thanh, và hiện nay là Tương Dương. Phía Bắc giáp tỉnh Hủa Făn (Lào), Tây Nam giáp tỉnh Bolikhămxay (Lào), Đông Bắc giáp huyện Quỳ Châu, phía Đông giáp huyện Anh Sơn. Đây là huyện có các ngọn núi cao như Phu Ma (2.194m) và các đỉnh Phu Đen Đin (1540m), Cao Vều (1.343m). Có 5 dân tộc cùng cư trú trên địa bàn huyện với những phong tục, tập quán, văn hoá mang nhiều sắc thái khác nhau.
Danh thắng tiêu biểu: Vườn Quốc gia Pù Mát, rừng Săng Lẻ, Thuỷ điện Bản Vẽ.
Huyện Kỳ Sơn
Diện tích: 2094,84km2
Dân số: 62.600 người
Mật độ dân số: 29,9 người/km2
Dân tộc: Kinh, Khơ Mú, Thái, H'Mông
Tổ chức hành chính: Thị trấn Mường Xén và 20 xă
Là huyện sát với biên giới nước Là, trung tâm huyện cách biên giứi Lào Việt 22km, cách Vinh 235km. Phía Đông Nam giáp huyện Tương Dương, c̣n các phía khác giáp nước Lào. Huyện có nhiều núi cao, đỉnh Phu Me (2.194m), Phu Nhốt Nhi (1.720m), Phu Ta (1.542m). Giao thông trong huyện và với các huyện phụ cận tương đối thuận tiện bởi có sông Nâm Mộ (phụ lưu của sông Cả) chảy giữa huyện, có quốc lộ 7 chạy từ Diễn Châu lên qua Cửa Rào, Mường Xén. Kỳ Sơn có cửa khẩu Nậm Cắn thông thương với tỉnh Xiêng Khoảng của nước bạn Lào.
Di tích, danh thắng tiêu biểu: Thác Ba Cảnh, Thác Xộp Lượt, Chợ vùng biên Nậm Cắn. |